Phân tích Chủ_nghĩa_Kemal

Chủ nghĩa Kemal và các đảng Thổ Nhĩ Kỳ

"Lục Tiễn" trên logo của Đảng Nhân dân Cộng hòa

Đảng Nhân dân Cộng hòa Mustafa Kemal Atatürk thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1923, không lâu trước khi Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập ngày 29 tháng 10. Đảng không sửa đổi hay cố định cơ sở học thuyết của chủ nghĩa Kemal từ thập niên 40 đến 60, nhưng sau bắt đầu ngả về bên tả. Giới ủng hộ tả trung chấp nhận các nguyên tắc của tư tưởng Kemal nhưng cũng thừa nhận ý tưởng thay đổi hệ thống do chính phủ làm là cần thiết cho hiện đại hóa. Trong thập niên 70 đảng phải thay đổi cơ bản đường lối khi nước bắt đầu ruồng bỏ chủ nghĩa Kemal, vài kế hoạch được cho là dân chủ cánh tả. Nhiều người vẫn tin vào sáu nguyên tắc trong khi người khác thì nỗ lực giảm vai trò của quốc gia trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ.[36]

Chủ nghĩa Kemal và hiến pháp

Sáu nguyên tắc được ấn định ngày 5 tháng 2 năm 1937, 14 năm sau khi Thổ Nhĩ Kỳ sáng lập.

Theo Điều 2 Đoạn 1 Hiến pháp năm 1924:

Thổ Nhĩ Kỳ là cộng hòa, dân tộc, dân túy, quốc gia, thế tục và cách mạng.

Hiến pháp Thổ được tu chính cơ bản sau cuộc đảo chính quân sự năm 1960 lẫn 1980, cả hai lần đều được chấp thuận trong cuộc trưng cầu dân ý.

Điều 1 Đoạn 1 Hiến pháp năm 1961 quy định "Thổ Nhĩ Kỳ là nước cộng hòa." Theo Điều 2 Đoạn 1:

Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là dân tộc, dân chủ, thế tục và xã hội, do pháp trị, dựa trên nhân quyền và các nguyên tắc cơ bản trong lời tựa.

Điều 1 Đoạn 1 Hiến pháp năm 1982 quy định "Thổ Nhĩ Kỳ là nước cộng hòa." Theo Điều 2 Đoạn 1:

Nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ là dân chủ, thế tục và xã hội do pháp trị; luôn cân nhắc khái niệm công hòa, đoàn kết dân tộc và công lý; tôn trọng nhân quyền, trung với chủ nghĩa dân tộc của Atatürk và dựa trên các nguyên tắc trong Lời tựa.

Chỉ các nguyên tắc thế tục, dân tộc và dân chủ được giữ nguyên trong mỗi bản hiến pháp. Hiến pháp năm 1961 nhấn mạnh hơn nhân quyền, pháp trị và nước phúc lợi so với bản năm 1923, còn bản năm 1982 thì tập trung vào hòa bình xã hội và đoàn kết dân tộc, nhưng cũng nêu rõ vài nguyên tắc của Atatürk và ghi thẳng vào hiến pháp.

Chủ nghĩa Kemal nhìn từ bên ngoài

Trong thập niên 20 và 30, sự biến đổi trong nước của Thổ Nhĩ Kỳ cùng sự tiến hóa của hệ tư tưởng, chính lý được Đức, Pháp, Anh và Hoa Kỳ quan sát kĩ cùng với vài nước ở phía Đông. Gần đây sự quan tâm học thuật về lịch sử xuyên quốc gia của tư tưởng đã mở rộng, vài học giả tập trung vào thời kỳ chiến gian ở Bulgaria, Cyprus, Nam Tư và Ai Cập giải thích xem chủ nghĩa Kemal như công cụ thật dụng đã biến thành phong trào toàn cầu như thế nào mà ảnh hưởng vẫn có thể thấy ngày nay.[37] Có học giả xem xét tác dụng của các cải cách cùng hình ảnh Atatürk với cộng đồng Do Thái ở Palestin Anh trị trước khi Israel thành lập,[38] vài người còn đi đến Ba Tư, A Phú Hãn, Trung Quốc, Ấn Độ[39] và các vùng khác ở Hồi giới để đánh giá ảnh hưởng của Mustafa Kemal và dự án hiện đại hóa ông. Quan điểm ở các nước ngoài hầu hết đều tích cực. Trong bối cảnh này, một cộng sự quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời kỳ chiến gian là Liên Xô cùng các lãnh đạo, cán bộ cộng sản, nhà báo và học giả ban đầu xét chủ nghĩa Kemal là bạn đồng minh tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống phương Tây. Tuy từ cuối thập niên 20 đến thập niên 50 cộng sản nhìn nhận tư tưởng Kemal tiêu cực, nhưng trong thập niên 60 và 70 Liên Xô quay trở về lập trường bình thường hóa.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_Kemal http://www.jpinyu.com/uploads/2/5/7/5/25757258/roo... http://www.oxfordislamicstudies.com/print/opr/t236... http://www.todayszaman.com/tz-web/detaylar.do?load... http://www.law.harvard.edu/students/orgs/jlg/vol33... http://vlib.iue.it/carrie/texts/carrie_books/pakso... //doi.org/10.1017%2FS1537592703000197 http://www.turkishembassy.org/index.php?option=com... http://www.aydinlik.com.tr/kemalizm-turkiye-ye-ozg... http://arsiv.sabah.com.tr/2006/03/22/siy113.html http://psi203.cankaya.edu.tr/uploads/files/Kayali,...